Hổ là mãnh thú gắn liền với danh hiệu chúa sơn lâm. Dù là loài động vật ăn thịt đầy hoang dã, nhưng hình tượng con hổ đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, văn hóa, tôn giáo và lịch sử của đất Việt hàng ngàn năm nay, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Dù nền văn hóa có khác nhau, nhưng hình ảnh con hổ tại hầu hết các quốc gia đều tượng trưng cho sức mạnh, bản lĩnh, sự thanh thế, oai linh và vẻ đẹp khôi vĩ của các chiến binh. Những biểu tượng đó được tạo dựng từ chính bản chất tự nhiên của loài hổ – một dã thú vô cùng tinh khôn, có sức mạnh, thân hình to khỏe, nhanh nhẹn, khả năng chiến đấu và săn mồi thuần thục.
Hổ còn là loài vật vô cùng liều lĩnh và táo bạo, nó sẵn sàng tấn công và đối địch với cả những con thú to khỏe hơn. Tiếng gầm của hổ khiến núi rừng rung chuyển, muôn thú phải khiếp đảm. Đó là lý do vì sao nó được tôn làm chúa sơn lâm, là linh vật tượng trưng cho sức mạnh vô biên.
Có lẽ không ở nơi đâu, con hổ lại có nhiều danh xưng như ở Việt Nam. Những cái tên quen thuộc mà chúng ta thường nghe thấy như: Ông Ba Mươi, ông Cọp, ông Hổ, ông Khái, chúa tể sơn lâm, chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh, mãnh hổ, Hùm, Beo,….
Với đặc thù khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiều đồi núi và rừng rậm, Việt Nam là nơi sinh sống và phát triển lý tưởng của loài hổ. Nên từ thuở xa xưa, hổ là động vật xuất hiện nhiều trong tự nhiên ở nước ta.
Trên những chiếc trống đồng Đông Sơn có niên đại cách đây 2500 – 3000 năm, đã thấy sự xuất hiện hình ảnh con hổ. Về sau, hổ được tạc thành tượng, vẽ thành tranh thờ trong các miếu, đền. Hình tượng con hổ cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, đá, đồng hay các tác phẩm mỹ thuật, các công trình kiến trúc,….
Chưa rõ những bức tượng hổ bằng đá đầu tiên ra đời khi nào. Nhưng hiện nay, tại Bảo Tàng Lịch sử Quốc Gia Việt đang lưu giữ bức tượng hổ đá cổ xưa, có niên đại từ thế kỷ 13 – 14. Bức tượng được giới khảo cổ đánh giá là đặc sắc bậc nhất Việt Nam.
Trước đây, bức tượng này được đặt tại lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ (xã Liên Hiệp – Hưng Hà – Thái Bình). Bức tượng đá này được ví như chân dung của Trần Thủ Độ – nhân vật rường cột của nhà Trần, đấng công thần của nước Nam ta.
Trải qua hàng ngàn năm, với sự phát triển của văn hóa, tôn giáo, con hổ trở thành linh thú đại diện cho nhiều nét tính cách của xã hội Việt Nam, có ảnh hưởng đến đời sống cũng như thế giới tinh thần của người Việt.
Ý nghĩa của tượng hổ đá trong phong thủy
Đá tự nhiên điêu khắc hình hổ từ lâu đã được sử dụng như một pháp khí để trấn trạch, xua đuổi tà khí, đem lại tài lộc, công danh. Hãy cùng Đá Điêu Khắc Đá Thiên Đường tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa và giá trị phong thủy của tượng hổ bằng đá này.
Thần hộ môn
Trong tín ngưỡng của người Việt, Hổ là linh thú tượng trưng cho sức mạnh của trần gian, đại diện cho các đấng thần linh ở dưới mặt đất, là kẻ thù của các tà thần. Hình ảnh tượng hổ điêu khắc bằng đá tự nhiên uy linh và đầy huyền bí giống như những vị thần canh cửa các ngôi đền, lăng mộ của các vua chúa, danh nhân.
Tượng hổ cũng được thần thánh hóa, mang một sức mạnh thiêng liêng có khả năng diệt trừ ma quỷ, trấn giữ các phương. Có hình hổ trấn giữ ở cửa cổng, cửa nhà là tà ma, yêu quỷ không thể xâm nhập.
> Chó đá cũng là linh vật hộ môn gắn liền với người Việt hàng ngàn năm nay
Hổ đá trấn trạch và bảo vệ gia đình
Đặt tượng hổ bằng đá trước cửa nhà có thể trấn trạch, bảo vệ gia chủ và các thành viên trong gia đình khỏi những điều không may, đặc biệt là liên quan đến công danh và sức khỏe.
Hổ là con vật hung hãn, liều lĩnh và táo bạo, không sợ bất cứ kẻ thù nào khi đối mặt. Hình tượng con cọp với miệng há lớn, đôi răng nanh và bộ móng vuốt sắc nhọn giúp trấn giữ, bảo vệ ngôi nhà và những người sống trong đó.
Mặt khác, chúa sơn lâm còn là loài vật có sức mạnh vô song, không bao giờ mệt mỏi. Vì thế, trưng tượng hổ đá trước nhà còn giúp bảo vệ sức khỏe gia đình, giúp người già tránh xa bệnh tật, con trẻ có quá trình trưởng thành khỏe mạnh.
Phù trợ cho con đường công danh, sự nghiệp
Từ thời phong kiến, tượng hổ đá được xem là biểu tượng của sự thành công. Dù đứng trước kẻ địch mạnh hổ cũng không bao giờ chùn bước, luôn sẵn sàng khiêu chiến. Cho nên, linh khí từ bức tượng hổ bằng đá tự nhiên sẽ phò trợ cho gia chủ sự tự tin, sức mạnh để đánh đâu thắng đó.
Cọp cũng là loài cực kỳ tinh khôn, dù có sức mạnh nhưng không hề nóng vội, mà biết cách kiên nhẫn chờ thời cơ. Bởi vậy, tượng ông cọp nó có thể giúp những người làm kinh doanh biết cách nắm bắt thời cơ tốt thu về nhiều lợi nhuận, tài lộc luôn dồi dào.
Với những người có chức quyền, địa vị xã hội, mua tượng hổ bằng đá tự nhiên quý, đặt trước cửa nhà sẽ gia tăng thêm sức mạnh, khả năng lãnh đạo, được nhiều người kính trọng và nể phục. Từ đó, giúp con đường công danh, sự nghiệp càng thêm rộng mở, thuận buồm xuôi gió.
Nên chọn tượng Hổ phong thủy bằng đá gì?
Hiện nay, tượng hổ được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau như tượng hổ bằng gỗ, bằng đá hay đồng,…. Trong đó, chất liệu đá tự nhiên là sự lựa chọn được ưu ái nhất. Những bức tượng hộ bằng đá đa dạng hơn về tính phong thủy, độ bền cao, không lo mối mọt, mục rỗng như gỗ, cũng không lo gỉ sét như đồng.
Gợi ý cho bạn những loại đá tự nhiên tốt nhất để lựa chọn, gồm có: đá đen, đá xanh, đá trắng (cẩm thạch trắng), đá vàng (cẩm thạch vàng), sa thạch, đá hoa cương,….
Từ xưa đến nay, những công trình mang tính vĩnh cửu như chùa miếu, đình đền hay các vật phẩm phong thủy, có giá trị tâm linh đều sử dụng các loại đá tự nhiên tiêu biểu này. Đá được hình thành sâu trong lòng đất qua hàng triệu năm, tích tụ tinh hoa của đất trời, mang nguồn năng lượng mạnh mẽ nên tác dụng phong thủy rất cao.
Hiện nay, hổ đá đặt trước cửa các dinh thự, biệt thự, cung điện, khách sạn hay những nơi có nguồn tài chính lớn như nhân hàng, cửa hàng vàng bạc đá quý,… đều sử dụng một trong những loại đá kể trên. Đặc tính của các loại đá này là có độ bền bỉ cao, không lo bị bào mòn bởi các yếu tố thời tiết thông thường.
Mặt khác, mỗi loại đá có màu sắc tự nhiên riêng, đẹp và đẳng cấp, phù hợp với mọi thời đại. Màu sắc và vân đá tự nhiên có độ bền vĩnh cửu không lo bay màu theo thời gian.
Tượng hổ bằng đá xanh, đá đen và đá cẩm thạch vàng là những loại được yêu thích nhất tại cơ sở đá Điêu Khắc Đá Thiên Đường bởi màu sắc sang trọng, mang nét cổ kính phù hợp với tiêu chí phong thủy, tâm linh của người Việt.
Những mẫu tượng hổ đẹp, điêu khắc tinh xảo
Tượng hổ được điêu khắc từ đá tự nhiên nguyên khối, thực hiện bởi đôi tay tài hoa của những nghệ nhân làng đá Ninh Vân (Ninh Bình). Mỗi sản phẩm của Đá Điêu Khắc Đá Thiên Đường đều mang vẻ đẹp tinh xảo, sống động, thể hiện được sự uy nghiêm, hùng dũng của chúa tể sơn lâm. Sự xuất hiện của những bức tượng đá này không chỉ tô điểm thêm sự đẳng cấp cho kiến trúc công trình mà còn có tác dụng trấn trạch, trừ tà, bảo vệ tiền tài.
Tượng hổ bằng đá hợp với tuổi nào?
Không giống như tượng linh vật phong thủy khác, tượng hổ trấn trạch khá kén chọn người chơi. Hổ (Dần) cũng thuộc vào bộ 12 con giáp, vị gia chủ nào hợp với tuổi dần thì mới nên rước ông hổ về nhà.
Theo đó, bộ Tam Hợp của tuổi Dần là Dần – Tuất – Ngọ. Nên những gia chủ tuổi này có thể rước tượng con hổ bằng đá về để tăng vận khí, cầu mong sự phù trợ cho con đường công danh, sự nghiệp.
- Gia chủ tuổi Dần là những người sinh năm: 1962, 1974, 1986, 1998, 2010, 2022,…
- Gia chủ tuổi Tuất là những người sinh năm: 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018, 2030,…
- Gia chủ tuổi Ngọ là những người sinh năm: 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014, 2026,…
Ngoài ra, Dần còn có bộ Nhị Hợp với tuổi Hợi theo Ngũ Hành tương sinh. Vì vậy, những ai sinh năm 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031,…. cũng có thể sử dụng hổ đá để gia tăng sức mạnh, may mắn, thu hút tài lộc, cải thiện mối quan hệ.
Tuổi Dần và Thân khắc nhau nên những ai sinh năm Thân (tuổi khỉ) tuyệt đối không sử dụng tượng hổ bằng đá hay bất cứ chất liệu gì, cùng như tranh hổ, họa tiết hổ,… để tránh tạo ra những tai họa không đáng có.
Ngoài những tuổi kể trên các vị chủ nhà còn lại muốn mua tượng hổ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu vẫn muốn sử dụng, hãy buộc một vòng chỉ đỏ quanh cổ của bức tượng để kìm hãm sự hung hãn của mãnh thú này.
Trong trường hợp muốn công đức vào chùa, đền, miếu,… phải xem ngày giờ thật cẩn thận.
> Tượng rồng bằng đá – con vật linh thiêng, gắn liền với nguồn cội dân tộc, tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh.
Hướng đặt tượng hổ chuẩn phong thủy
Tượng hổ bằng đá phong thủy phải đặt quay đầu ra ngoài, luôn trong tư thế bảo vệ ngôi nhà, thể hiện sức mạnh khiến các nguồn năng lượng xấu, tà ma phải tránh xa, bảo vệ những điều tốt lành, may mắn cho gia chủ.
Tuyệt đối không đặt tượng ông hổ quay đầu vào nhà. Bởi như vậy có nghĩa là hổ xuống núi đi thẳng vào nhà, gây phong thủy ngược, dễ mang đến tai họa.
Giá tượng hổ bằng đá tốt nhất và địa chỉ mua hàng uy tín
Một bức tượng đá điêu khắc hình hổ có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Mức giá chính xác được đưa ra sẽ phải phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể gồm: chất liệu, kích thước, hoa văn, tay nghề thợ điêu khắc, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng,….
Tượng có kích thước lớn, có tạo hình, hoa văn điêu khắc phức tạp chắc chắn sẽ có giá cao hơn bức tượng kích thước nhỏ, họa văn và tạo dáng đơn giản. Yếu tố quyết định hàng đầu vẫn là chất liệu, giá tượng hổ đá xanh sẽ khác với đá cẩm thạch, đá đen,…
Hiện nay, có không ít cơ sở bán tượng hổ bằng đá quý vị có thể chọn ra những đơn vị uy tín để tham khảo và so sánh giá. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là tìm đến các cơ sở đá mỹ nghệ sản xuất và cung cấp sản phẩm trực tiếp. Bởi vì không qua bất cứ khâu trung gian nào nên giá tượng sẽ rẻ hơn. Mặt khác bạn còn có thể kiểm tra được chất lượng đá, kiểm chứng được tay nghề thợ.
Một trong những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp xứng đáng để bạn lựa chọn chính là Đá Mỹ Nghệ Điêu Khắc Đá Thiên Đường. Khởi phát từ làng đá Ninh Vân nổi danh của đất Hoa Lư (Ninh Bình), gần 10 đời gắn bó với nghề điêu khắc đá chúng tôi tự tin mang đến cho quý vị những “kiệt tác” xứng đáng với số tiền bỏ ra.
Sản phẩm của Điêu Khắc Đá Thiên Đường đã và đang phục vụ hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc và luôn nhận được sự đánh giá cao. Ngoài tượng hổ bằng đá chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm tượng linh vật như chó đá, kỳ lân đá, tượng nghê đá,…. Nhưng nổi bật nhất vẫn phải kể đến các dòng sản phẩm mộ đá, lăng mộ đá, tượng phật bằng đá,…được thực hiện vô cùng công phu, tỉ mỉ.